Ngày này, nhu cầu in ấn đã trở nên phổ biến trong đời sống, vì thế máy in là một thiết bị văn phòng không thể thiếu trong các doanh nghiệp dù là lớn hay nhỏ. Do đó, ngày nay trên thị trường xuất hiện nhiều thương hiệu máy in với đa dạng mẫu mã, đáp ứng từng loại mục đích sử dụng khác nhau. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng Nam Khang Company phân biệt các loại máy in phổ biến nhất hiện nay nhé!
-
Phân loại máy in theo công nghệ in
-
Máy in nhiệt
Máy in nhiệt là loại máy tạo ra chữ và hình ảnh bằng cách sử dụng nhiệt để thay đổi màu sắc của giấy in. Điểm cộng của loại máy này chính là không cần sử dụng mực in. Thông thường, máy in nhiệt có thiết kế nhỏ gọn, khá nhẹ, tốc độ in nhanh rất tiện lợi và ít tốn chi phí, vì thế hay được dùng để in hoá đơn.
Màu sắc của hình ảnh và chữ được quyết định bởi giấy in, có nhiều loại giấy in khác nhau, thường màu xanh và đen được chọn lựa sử dụng nhiều nhất. Về khổ giấy cũng đa dạng các kích thước khác nhau từ nhỏ đến lớn tuỳ thuộc vào nhu cầu sử dụng của bạn.
Chất lượng máy in nhiệt phụ thuộc vào tuổi thọ của đầu in và được đánh giá trên tốc độ in. Bạn có thể cân nhắc loại máy in này cho việc in ấn hoá đơn hoặc thông tin trên bưu phẩm rất tiện lợi.
-
Máy in offset
Tên gọi máy in xuất phát từ kỹ thuật in offset của loại máy này. Kỹ thuật in offset là một phát minh vào năm 1875 ở Anh, ngày nay quy trình in ấn này vẫn rất phổ biến.
Vậy máy in offset có đặc điểm gì, hãy cùng Công ty Nam Khang tìm hiểu nhé! Để tiến hành in ấn bằng kỹ thuật offset, trước tiên hình ảnh sẽ được ép lên tấm cao su non hay còn được gọi là tấm offset, sau đó mới được in ra giấy.
Bản thạch được sử dụng trong quá trình in giúp đảm bảo chất lượng in ấn đạt chất lượng tốt nhất, ít bị nhoè do giấy in không thấm nước. Hiện nay, kỹ thuật in này được ứng dụng đa dạng từ in ảnh trực tiếp lên sách, in chìm nổi đến in các bản in được sắp xếp từ chữ viết chì bằng công nghệ in typo lâu đời.
-
Máy in kỹ thuật số
Hiện nay, trong các doanh nghiệp, máy in kỹ thuật số trở thành một lựa chọn hàng đầu. Lý do bởi lẽ được in bằng quy trình in 2D hiện đại, nên máy in kỹ thuật số xuất ra các bản in có độ sắc nét cao, độ phân giải lớn và có khả năng sản xuất số lượng lớn các sản phẩm lấy liền chất lượng cao.
Nhu cầu gia tăng đòi hỏi kỹ thuật cũng ngày càng được tân tiến, máy in kỹ thuật số hiện nay có rất nhiều công nghệ khác nhau như: in phun, in chuyển nhiệt, in UV, in laser,… Tuỳ vào từng loại kỹ thuật số mà sẽ có loại giấy tương thích. Một lưu ý nhỏ mà Công ty Nam Khang muốn mách bạn chính là loại kỹ thuật in này phù hợp cho in ấn số lượng vừa, nhỏ với nhiều mẫu in khác nhau, đối với in ấn số lượng lớn sẽ tốn một khoảng chi phí khá cao.
-
Máy in lụa
Máy in lụa sử dụng công nghệ in lụa độc đáo và hoạt động theo nguyên lý rất khác biệt. Thông thường, máy in này được dùng để in các sản phẩm như: in tranh, in áo thun, in canvas, in thiệp mời đám cưới,…
Kỹ thuật in lụa hay còn có tên gọi khác là in lưới bởi việc sử dụng tấm lưới in. Tấm in lưới này có thể thay đổi nhiều loại chất liệu khác nhau từ vải (vải bông, vải sợi hoá học, vải cotton,…) hoặc lưới kim loại.
-
Máy in phun
Máy in phun có những ưu điểm nổi bật gì mà ngày nay lại được rộng rãi tại văn phòng các doanh nghiệp, cùng Công ty Nam Khang tìm hiểu nhé! Đây là loại máy in hoạt động trên nguyên lý in phun, tốc độ in được đánh giá nhanh và chất lượng thành phẩm cao.
Cách sử dụng máy in phun khá đơn giản, chỉ cần nhập lệnh, máy sau khi nhận tín hiệu sẽ phun ra các hạt mực màu bám trên vật liệu in tạo thành ký tự, văn bản và hìn ảnh. Hiện nay, đa phần các dòng máy in phun đều là sự kết hợp giữa in trắng đen và in màu.
-
Máy in laser
Máy in laser là một loại máy in kỹ thuật số sử dụng tia laser xerographu để tạo ra hình ảnh quang điện trên các vật thể in. Đây là một loại máy in được sử dụng phổ biến trong các văn phòng công sở ngày nay.
Chất lượng in ấn trên giấy trắng bằng máy in laser rất cao và tốc độ tương đối nhanh. Tuy cùng kỹ thuật in xerography tương tự như máy in photocopy kỹ thuật số hay máy in đa chức năng, nhưng máy in laser lại không giống máy photocopy. Tỷ lệ này có thể thay đổi ở chỗ hình ảnh được in trên giấy bằng cách quét trực tiếp lên bộ phận thụ quan ánh sáng của thiết bị.
-
Phân loại máy in theo chức năng
-
Máy in đa năng
Đúng với tên gọi, máy in đa năng được tích hợp đa dạng các tính năng khác nhau từ photo, in màu, scan đến in màu, fax,… Vì thế máy in đa năng trở thành một công cụ đắc lực cho dân văn phòng, thiết kế,…
Với thiết kế nhỏ gọn, máy in đa năng tiết kiệm diện tích và rất dễ dàng di dời khi cần thiết, phù hợp với những văn phòng có diện tích vừa và nhỏ. Tuy nhiên, bởi lẽ là máy in đa năng nên không hoạt động tốt nhất một chức năng riêng biệt nào, mà chỉ đáp ứng ở mức tương đối. Ngoài ra, nếu không biết hết cách sử dụng hay không dùng được hết các tín năng, doanh nghiệp có thể bị lãng phí chi phí đầu tư.
-
Máy in 2 mặt
Máy in 2 mặt hay còn có tên khác là máy in Duplex. Loại máy có tín năng đảo mặt tự động, do đó chỉ cần sử dụng 1 lệnh duy nhất đã có thể in cả hai mặt của một tờ giấy. Vậy ưu điểm của loại máy in này là gì, Công ty Nam Khang sẽ liệt kê cho bạn nhé!
- Tiết kiệm thời gian và công sức, không cần phải lật thủ công
- In được liên tục, tốc độ nhanh mà vẫn đảm bảo được chất lượng in cao
- Đảm bảo độ chính xác trong quá trình in ấn
- Tiết kiệm chi phí giấy in so với in 1 mặt, phù hợp in các loại văn bản, tờ rơi, hướng dẫn sử dụng,…
-
Máy in 1 mặt
Máy in 1 mặt có thiết kế nhỏ gọn, tiện lợi, phù hợp cho văn phòng vừa và nhỏ. Máy in 1 mặt thường chỉ phục vụ được tín năng in đơn. Do đó giá thành của loại máy này cũng tương đối thấp so với các loại máy in khác trên thị trường.
-
Máy in 2 in 1
Máy in 2 in 1 là loại máy in tích hợp in và photocopy. Thông thường, loại máy này được dùng để in ấn tài liệu, văn bản như hợp đồng, quy định,… Ngày nay loại máy in này xuất hiện phổ biến trong các văn phòng công sở bởi tốc độ in khá nhanh và đáp ứng được nhu cầu in ấn cơ bản của doanh nghiệp.
-
Máy in 3 in 1
Là dòng máy tích hợp giữa in, photocopy và scan, máy in 3 in 1 là một thiết bị không vắng mặt trong các doanh nghiệp hiện nay. Loại máy in này đáp ứng đầy đủ nhu cầu cơ bản cuả văn phòng, bởi thế đây sẽ là một lựa chọn đáng cân nhắc cho doanh nghiệp của bạn.
-
Phân loại máy in theo chủng loại
-
Máy in 3D
In 3D là phương pháp tách mô hình 3D thành nhiều lớp và xếp chồng lên nhau. Máy in 3D được sử dụng để sản xuất các “lớp giấy” này và đây là các loại giấy được làm bằng chất liệu nhựa, resin hay kim loại, tuỳ thuộc công nghệ in 3D.
-
Máy in màu
Máy in màu là một thiết bị chuyên dụng trong việc in ấn các văn bản có màu hoặc hình ảnh, tranh màu. Khác với văn phòng, nhà máy hay xưởng in sẽ có loại máy in màu khác. Hiện nay, dòng máy in màu cho văn phòng có nhiều mẫu mã đa dạng khác nhau, chủ yếu được sử dụng 2 công nghệ chính là in phun màu và laser màu in ấn.
-
Máy in trắng đen
Máy in trắng đen là dòng máy in chỉ sử dụng một màu mực duy nhất là màu đen. Dòng máy này giúp doanh nghiệp nhanh chóng và dễ dàng trong việc in ấn hình ảnh hay tài liệu không cần màu mà cần rõ nét. Hãy cùng Công ty Nam Khang tìm hiểu những đặc điểm nổi bật của máy in trắng đen nhé:
- Có thể kết nối Wifi, kết nối không dây
- Tốc độ in nhanh, chi phí in ấn thấp
- Khay mực lớn nên không cần thay mực quá thường xuyên và khi thay cũng khá dễ dàng.
Với những thông tin hữu ích từ bài viết, Nam Khang Company hi vọng đã giúp bạn hiểu rõ và biết cách phân biệt các loại máy in phổ biến hiện nay. Hãy đến với Công ty Nam Khang để được đáp ứng về các loại máy in cũng như việc sửa máy photocopy ricoh nhé!